PHÒNG VI SINH

1. Phương thức hoạt động

– Thực hiện nghiên cứu cơ bản tại phòng thí nghiệm, nâng cao lên qui mô sản xuất thử nghiệm tại pilot công nghệ vi sinh (sản xuất các chế phẩm sinh học cung cấp cho các doanh nghiệp, công ty thuốc thú y, các trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, Các nhà máy sản xuất phân bón vi sinh…).
– Phối hợp với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp để ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Chuyển giao công nghệ, áp dụng các qui trình kỹ thuật vào sản xuất đại trà.
– Tham gia thực hiện các đề tài cấp cơ sở, các đề tài, dự án cấp tỉnh/thành phố và cấp nhà nước. Liên kết với các đơn vị bạn thực hiện các đề tài đa ngành.

2. Các định hướng hoạt động nghiên cứu

Hướng nghiên cứu vi sinh cơ bản và ứng dụng

– Phân lập, định danh vi khuẩn đường ruột có vai trò probiotic như Lactobacillus, Bifidobacteria, Enterococcus và nấm men từ các khu bảo tồn thiên nhiên.
– Thiết lập qui trình phát hiện nhanh vi sinh vật bằng PCR.
– Nghiên cứu đặc tính một số enzyme như cellulase xylanase, phytase…
– Tạo dòng và biểu hiện protein tái tổ hợp trong nấm men.
– Thu thập, phân lập, chọn lọc, bảo quản và định danh các chủng vi sinh vật hữu ích, nghiên cứu tìm ra các qui trình công nghê sản xuất các chế phẩm sinh học, thực phẩm, phân bón vi sinh,…

Hướng nghiên cứu môi trường

– Nghiên cứu các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường, phục vụ phát triển bền vững.

– Nghiên cứu, sản xuất vật liệu, thiết bị đo đạc, thiết bị xử lý,…phục vụ công tác bảo vệ môi trường.

– Triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, chuyển giao công nghệ môi trường phục vụ công tác bảo vệ môi trường: rắn, lỏng, khí, sinh vật,…