NGHIÊN CỨU CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG HỌC ĐỊNH LOẠI
Nghiên cứu hệ thống học phân loại, phân tích mẫu dịch vụ: thực vật nổi (Phytoplankton), động vật không xương sống ở đáy (tôm, cua, trai, ốc, giun nhiều tơ, giun ít tơ, giun tròn – Nematoda), ngư loại (Fish), bò sát và động vật lớn (Vertebrate).
ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG THỦY SINH & TUYẾN TRÙNG HỌC:
– Đánh giá tác động môi trường (Environmental Impact Assessment) đập thủy điện, đập thủy lợi, khu công nghiệp và các công trình, dự án.
– Nghiên cứu chỉ thị sinh học môi trường (Bioindicator).
– Chất lượng môi trường nước (Water quality).
– Nghiên cứu đa dạng sinh học, bảo tồn và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn gen các loài động vật thân mềm quý hiếm như Trai Tai tượng, tôm hùm,… đặc hữu và có giá trị kinh tế (Biodiversity and Bioconservation).
– Quan trắc và quản lý môi trường sinh thái (Ecological Health Assessment).
– Biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới đa dạng sinh học các thủy vực (Climate change effect).
– Nghiên cứu, xử lý ô nhiễm thủy vực bằng thủy sinh vật (Environmental treatment).
– Các mô hình sinh thái.
NGƯ LOẠI
– Nghiên cứu về đa dạng sinh học về khu hệ, hoạt động nghề cá ở các thủy vực nội địa và vùng cửa sông ven biển (Biodiversity of fish fauna).
– Nghiên cứu về sinh học-sinh thái cá thể, quần thể (cấu trúc thành phần tuổi, sinh sản, di cư, dinh dưỡng, thức ăn tự nhiên, v.v.) của các loài cá, đặc biệt là các loài cá có giá trị kinh tế, các loài cá có tiềm năng làm cá cảnh, các loài cá quý hiếm, v.v. (Fish ecology).
– Khảo sát xây dựng cơ sở dữ liệu, xây dựng bộ tiêu bản mẫu vật về động vật, lưu giữ, làm bảo tàng trưng bày mẫu sinh vật nhiệt đới (zoological collections).
– Nghiên cứu bảo tồn.
TẢO
– Nghiên cứu ảnh hưởng của độc tố và các hợp chất thứ cấp từ vi tảo lam lên động thực vật và hệ sinh thái.
– Nghiên cứu ảnh hưởng của kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật lên động vật thuỷ sinh.
– Tích luỹ độc tố vi tảo lam, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật ở động thực vật thuỷ sinh.
– Sử dụng các mô hình độc học để đánh giá và dự báo độc tính.
– Nghiên cứu sử dụng các nhóm vi tảo có ích sản xuất nhiên liệu sinh học, thực phẩm chức năng,…
ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠN SỐNG (kỳ nhông, thằn lằn, bò sát,..)
– Nuôi Trăn.
– Nuôi kỳ nhông.
CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
– Nghiên cứu chất lượng môi trường nước ao nuôi tôm, thủy vực, sông, hồ, các hệ sinh thái đất ngập nước,…