1. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NỔI BẬT
a. Dự án cấp nhà nước (Bộ KHCN): Sản xuất thử nghiệm Interferon
Chủ nhiệm dự án: PGS. TSKH. Ngô Kế Sương; Kinh phí: 4,110 tỷ đồng
– Tổ chức sản xuất Interferon dược dụng tại Việt Nam dưới tên thương phẩm là Superferon, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, thử nghiệm lâm sàng và tác dụng điều trị của thuốc đối với bệnh nhân viêm gan siêu vi B, thăm dò thị trường …
– Dự án đã sản xuất được tổng cộng 155.499 lọ/ống Superferon. Đến cuối tháng 12/2005, dự án đã bán được tổng cộng 115.691 lọ/ống Superferon với tổng doanh thu trên 10 tỷ đồng. Dự án cũng đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thu hồi cho nhà nước số tiền 2.866.850.000 đồng (bằng 70% kinh phí thực hiện dự án) vào tháng 10 năm 2005. Nghiệm thu cấp nhà nước đạt loại khá vào tháng 11/2006.
b. Dự án cấp nhà nước (Bộ KHCN): Sản xuất thử nghiệm Ethephon
Chủ nhiệm dự án: TSKH. Trần Hạnh Phúc; Kinh phí: 2,725 tỷ đồng.
– Hoàn thành tốt việc chuyển giao công nghệ sản xuất các chế phẩm từ Ethephon phục vụ ngành khai thác mủ cao su và sử dụng cho các cây nông lâm nghiệp khác:
+ Đã ứng dụng đại trà trong ngành khai thác cao su, lượng mủ khai thác tăng trung bình 30-40% khi sử dụng past Ethephon.
+ Đã ứng dụng các chế phẩm Ethephon để điều khiển giải vụ cây trồng cho xoài, nhãn, vải, thanh long… giúp nâng cao giá trị của nông sản, đóng góp cao vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn.
+ Đã nghiệm thu cấp nhà nước đạt loại khá tháng 09/2006.
c. Dự án cấp Viện KH&CH Việt Nam: Nghiên cứu sản xuất các chế phẩm nhằm nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu (2004- 2006)
Chủ nhiệm dự án: TSKH Trần Hạnh Phúc. Tổng kinh phí 500 triệu đồng.
Dự án đã thực hiện tốt 2 mục tiêu đề ra là nâng cao chất lượng nông sản và bảo quản nông sản cho mục tiêu xuất khẩu.
d. Dự án cấp Sở KHCN TP. Hồ Chí Minh: Sản xuất thử nghiệm maltodextrin từ tinh bột sắn
Chủ nhiệm dự án: TS. Hoàng Kim Anh; kinh phí: 820 triệu đồng
Dự án đã nghiệm thu vào tháng 11/2006.
– Đã hoàn thiện công nghệ sản xuất maltodextrin và một số sản phẩm tinh bột sắn biến tính
– Đề xuất hệ thống thiết bị thủy phân tinh bột và chế tạo thử thiết bị sấy phun dạng tháp công suất 20kg sản phẩm/giờ
– Sản xuất thử nghiệm tại Công ty TNHH Pháp Quốc và công ty Minh Dương (Hà Tây).
– Ứng dụng Maltodextrin và các sản phẩm tinh bột sắn biến tính vào sản xuất trà và bột trái cây hòa tan, sản xuất bia đen, nước yến và rượu vang tại công ty Pháp Quốc.
2. CÁC KẾT QUẢ TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG
Phòng CNBĐSH đã nghiên cứu thành công các chế phẩm phục vụ nông nghiệp, đó là các chế phẩm sau: ET, AMINO-6DD, HPC-97R, NAVIL-6S và HONIC. Các chế phẩm này đã được khảo nghiệm thực tế ngoài đồng ruộng và đã được báo cáo tại Hội đồng Khoa học và Công nghệ, Bộ NN & PTNN.
1. Chế phẩm AMINO-6DD: là chế phẩm giàu dung dịch acid amin, cung cấp dinh dưỡng cho cây ăn trái đã được ứng dụng trên cây nho, dưa leo và thanh long.Khi sử dụng chế phẩm này, năng suất của nho, dưa leo và thanh long đều tăng từ 18%-25% so với đối chứng.
2. Chế phẩm ET: là chế phẩm giúp cho cây ăn trái ra hoa sớm tránh mùa mưa, đặc biệt khi cây ăn trái gặp sương muối hoa bị hư, nhà vườn xử lý ET cây sẽ ra hoa đợt hoa mới. Chế phẩm này được ứng dụng rất rộng rãi cho cây ăn trái như xoài, nhãn, chôm chôm và đặc biệt chế phẩm ET được phun cho cây điều, năng suất tăng 25%. Ngoài ra , chế phẩm ET giúp cây khỏe và chống rụng trái non.
3. HPC-97R: là hỗn hợp các nguyên tố đa, vi lượng kết hợp với chất điều hòa sinh trưởng và được sản xuất phù hợp với từng loại cây ăn trái khác nhau.
4. NAVIL-6S: Trái lớn và HONIC: là dung dịch màu nâu đen đồng nhất, có chứa các nguyên tố đa lượng, các vi lượng trong phức hữu cơ đã được nghiên cứu ứng dụng cho từng loại cây ăn trái khác nhau, giúp cho cây ra trái to và đều nhau.
5. Đã nghiên cứu thành công chế phẩm Trichoderma đề phòng và chống xì mủ sầu riêng và bệnh thối cổ rễ ở cây tiêu, hiện đang được ứng dụng rộng rãi tại Tiền Giang và Bến Tre.
6. Đã nghiên cứu thành công chế phẩm N-Fixing cố định đạm để cung cấp làm phân bón hữu cơ vi sinh, tạo điều kiện nâng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản, tăng độ phì cho đất.
7. Chế phẩm sinh học xử lý ao nuôi tôm RPS Phân giải thức ăn dư thừa tích tụ dưới đáy ao, phân hủy các hóa chất và các khí độc như H2S, NH3, CO2…, giảm BOD, COD, làm sạch nước ao, ổn định chất lượng nước, giúp cân bằng sinh thái ao nuôi tôm, giảm tỉ lệ bệnh cho tôm và cá, giảm sử dụng các loại hóa chất và kháng, giúp tăng năng suất nuôi trồng.
3. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật PCR-DGGE (Polymerase Chain Reaction-Denaturing Gradient Gel Electrophoresis) để xác định đa dạng tuyến trùng trong đất trồng hồ tiêu. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2013-2014.
2. Phân lập và đánh giá khả năng phát triển của vi khuẩn Pasteuria ký sinh tuyến trùng Meloidogyne spp. từ rễ cây hồ tiêu và cà chua. Sở KHCN Tp. HCM, 2013-2014.
3. Khảo sát khu hệ tuyến trùng sống tự do trên cây hồ tiêu ở Bình Phước. Viện SHNĐ, 2012.
4. Điều tra, khảo sát thành phần tuyến trùng ký sinh gây hại cây hồ tiêu (Piper nigrum L.). Viện SHNĐ, 2011.
5. Nghiên cứu tạo phân ủ từ phụ phế phẩm cây dầu mè (Jatropha curcas L.) để kiểm soát bệnh tuyến trùng bướu rễ Meloidogyne spp. trên hồ tiêu. Viện SHNĐ, 2010.
6. Nghiên cứu tạo lọai thức uống chức năng mới từ các nguyên liệu thực vật để phổ biến trong cộng đồng (2010 – 2012).
7. Nghiên cứu xây dựng và chuyển giao quy trình sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phế phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Giáo, Bình Dương (2010 – 2011).
8. Nghiên cứu sử dụng nguồn nước thải từ các ao nuôi tôm sú thâm canh làm môi trường nuôi tảo Spirulina (2011)
9. Nghiên cứu tạo ra các loại đường chức năng và thành phần prebiotics để sử dụng trong thực phẩm chức năng (2009 – 2010).
10. Ứng dụng tảo Chlorella sp. và Daphnia sp. lọc chất thải hữu cơ trong nước thải từ quá trình chăn nuôi heo sau xử lý bằng UASB (2010).
11. Sử dụng phương pháp YES assay (Yeast Estrogen Screen) phân tích các chất gây rối loạn nội tiết trong các cơ chất khác nhau (nước mặt, nước thải, bùn thải, bùn lắng,…) ở Việt Nam (2007 – 2010).
12. Nghiên cứu nuôi Spirulina platensis trên môi trường tạp dưỡng có cung cấp CO2 ở hệ thống kín (2009).
13. Nghiên cứu xử lý nước thải từ họat động sản xuất nước tương bằng phương pháp sinh học (2007-2008).
14. Nghiên cứu xử lý ammonium trong nước thải chăn nuôi heo bằng phương pháp Anammox ở quy mô pilot 20m3/ngày (2007-2009).
15. Nghiên cứu sản xuất IMO (iso-maltooligosaccharide) và polydextrose từ tinh bột sắn (2007-2009).
16. Nghiên cứu tạo và thử nghiệm chế phẩm neem dạng nhũ dầu để phòng trị sâu bệnh trên cây rau (2007).
17. Khảo sát khả năng kiểm soát tuyến trùng bướu rễ cây hồ tiêu từ bánh dầu neem phối hợp với compost và nấm T. harzianum. Sở KHCN Tp. HCM, 2006-2008.
18. Nghiên cứu tác động môi trường khu vực kinh tế biển Gò Gia- Giồng Chùa đến rừng ngập mặn Cần Giờ (2006-2007).
19. Xác định trạng thái chuẩn của hệ sinh ao nuôi tôm sú thâm canh (2006).
20. Nghiên cứu sử dụng phiêu sinh động vật lớp Rotatoia xây dựng thử nghiệm độc học nhằm đánh giá môi trường nước ở VN (2006).
21. Khảo sát khả năng kiểm soát tuyến trùng bướu rễ cây hồ tiêu từ bánh dầu neem phối hợp với compost và nấm Trichoderma harzianum (2006-2007).
22. Xây dựng quy trình sản xuất thử nghiệm chế phẩm neem dạng viên nén để phòng trị côn trùng hại kho nông sản. Đề tài cơ sở chọn lọc (2006).
23. Nghiên cứu làm giàu nhóm vi khuẩn Anammox từ bùn kỵ khí của nước thải chăn nuôi heo (2004-2006).
24. Nghiên cứu ổn định kỹ thuật sản xuất và sử dụng hai chế phẩm vi sinh Ecobact và Probact trong nuôi tôm (2004-2005).
25. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học kỵ khí và ao thực vật thủy sinh xử lý nước thải nuôi heo. Hệ thống xử lý nước thải cho xí nghiệp heo giống Đông Á (2003-2005).
26. Nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng một số chỉ tiêu độc học môi trường nhằm đánh giá độc tính nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp tại Tp. HCM (2004).
27. Nghiên cứu bùn thải từ các quá trình xử lý nước làm phân bón sinh học (2005).
28. Nghiên cứu ứng dụng một số compost trong xử lý khí thải (2005).
29. Nghiên cứu chế tạo chế phẩm xông hơi phòng trị ngài gạo (Corcyra cephalonica St.) từ hạt neem (Azadirachta indica A. Juss.) trồng tại tỉnh Ninh Thuận (2005).
30. Khảo nghiệm phân bón lá HPC-97R và Navil 6S đối với lúa, dưa leo và đậu phộng (2004).
31. Ứng dụng chế phẩm AMINO 6DD và ET nhằm tăng năng suất cây ăn trái: Nhãn, nho và thanh long (2003).
32. Nghiên cứu chế tạo và khảo nghiệm hiệu lực chế phẩm AMINO 6DD và ET đối với lúa, đậu phộng, dưa leo (2002).