Phòng Các Chất Có Hoạt Tính Sinh Học được trang bị khá đầy đủ các thiết bị cơ bản phục vụ cho mục đích nghiên cứu, phân tích và triển khai ứng dụng trong lĩnh vực hóa sinh.
Hướng nghiên cứu
– Nghiên cứu, phân tích và triển khai ứng dụng các hợp chất thứ cấp.
– Nghiên cứu, phân tích và triển khai ứng dụng enzyme phân giải tinh bột, protein và lipid.
– Nghiên cứu và triển khai ứng dụng nhóm chất kích thích (elicitor) tăng khả năng miễn dịch kháng bệnh cây trồng và vật nuôi.
Khả năng phân tích
– Phân tích nhóm chất thứ cấp bằng HPLC (các nhóm chất limonoid, carbamate, dư lượng thuốc trừ sâu, isoflavone, phenol và polyphenol).
– Phân tích tách chiết và tinh sạch protein (enzyme) bằng kỹ thuật sắc ký (lọc gel, trao đổi ion, kỵ nước) dưới áp suất cao và áp suất thường. Thu nhận và bảo quản chế phẩm giầu protein bằng kỹ thuật sấy phun và đông khô (ở cả mức độ sản xuất pilot).
– Phân tích và xác định protein vết phục vụ nghiên cứu proteomics bằng kỹ thuật điện di 2 chiều (điện di 2 D).
– Phân tích các chỉ tiêu sinh hóa cơ bản, phân tích amino acid, phân tích phân đoạn đường đơn, đường đôi, vitamin, các loại sắc tố thực vật.
Phương thức hoạt động
Phòng các chất có hoạt tính sinh học hợp tác với các đối tác hoạt động theo các hướng nghiên cứu và triển khai đã nêu ở trên. Phòng nhận đào tạo nhân viên phân tích, sinh viên, cao học và nghiên cứu sinh, tổ chức các lớp đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động của phòng cho mọi đối tượng có nhu cầu. Nhận làm dịch vụ phân tích các chỉ tiêu sinh hóa cơ bản và các đối tượng liên quan đến lĩnh vực họat động của phòng.
Hợp tác trong và ngoài nước
– Hợp tác nghiên cứu: với Nga, Bungary, Ấn Độ và các cơ sơ có liên quan trong nước.
– Hợp tác đào tạo với nhiều cơ sở đào tạo tại TP HCM, tham gia giảng dạy và đào tạo sinh viên đại học, thạc sĩ.
– Hợp tác sản xuất: Đã có một số hợp tác sản xuất thử nghiệm chế phẩm tăng tính miễn dịch kháng bệnh cho cây trồng (lúa, rau mầu) và vật nuôi (tôm).