Phát hiện ba chi Rong biển mới
Trong chương trình hợp tác nghiên cứu về đa dạng dạng sinh học rong biển giữa Viện Sinh học Nhiệt đới – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, và Đại học Chung Nam – Hàn Quốc, các nhà khoa học đã phát hiện 3 chi Rong biển mới gồm các chi Perronella, chi Huismaniella và chi Millerella thuộc họ Gelidiellaceae. Công trình nghiên cứu được thực hiện với sự hợp tác của các đồng nghiệp đến từ Đại học California (Berkeley) – Hoa kì, Bảo tàng tự nhiên Paris – Pháp, Đại học Oviedo – Tây Ban Nha và Đại học Bari Aldo Moro – Italia.
Với phương pháp tiếp cận sinh học phân tử kết hợp với hình thái học trong nghiên cứu hệ thống học phân loại, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu họ Gelidiellaceae bằng các marker Cox1, rbcL và psaA từ các mẫu Type, các mẫu tươi thu trực tiếp và gồm cả các mẫu Topotype.
Đến nay họ Gelidiellaceae được mô tả với 27 loài thuộc 5 chi khác nhau gồm Chi: Gelidiella Feldmann & Hamel; Chi Perronella G.H.Boo, T.V.Nguyen, J.Y.Kim & S.M. Boo; Chi Huismaniella G.H.Boo & S.M.Boo; Chi Millerella G.H.Boo & S.M.Boo và Chi Parviphycus Santel.
![]() |
Cây phân loại họ Gelidiellaceae |
Nghiên cứu cũng đồng thời đánh giá về địa lý phân bố của các loài thuộc họ Gelidiellaceae, theo đó khu vực Đông Nam Á (Indo-Pacific) đa dạng nhất với 10 loài ghi nhận được thuộc cả 5 chi được biết đến nay; Vùng ôn đới của Bắc Đại Tây Dương ghi nhận được 5 loài; Khu vực Ấn Độ Dương ghi nhận được 4 loài; Vùng ôn đới Nam Mĩ có 3 loài; Vùng ôn đới của Úc và Bắc Thái Bình Dương ghi nhận được 1 loài. Trong số 5 chi hiện nay hai chi Parviphycus và Peronella đơn loài và vùng phân bố hẹp, các chi Gelidiella, Huismaniella, Millerella có số lượng loài nhiều và phân bố rộng hơn.
![]() |
Phân bố địa lý của 21 loài thuộc họ Gelidiellaceae trong công trình nghiên cứu. |
Nghiên cứu đã đóng góp nhiều thông tin quan trọng về sự hiểu biết hệ thống học phân loại và hiện trạng phân bố các loài thuộc họ Gelidiellaceae trên thế giới hiện nay. Công trình khoa học được công bố trên tạp chí uy tín trong lĩnh vực hệ thống học thực vật; Tham khảo công trình công bố tại đường link sau:
http://www.ingentaconnect.com/contentone/iapt/tax/2016/00000065/00000005/art00004
Nguồn tin: Nguyễn Văn Tú – Viện Sinh học nhiệt đới
Các bài viết liên quan:
- Phát hiện ba chi Rong biển mới
- Phát hiện một loài mới và hai ghi nhận mới cho hệ thực vật Việt Nam từ Hòn Bà
- Danh sách thì sinh nộp hồ sơ và đủ điều kiện tham gia xét tuyển viên chức năm 2019
- Phát hiện 1 loài An xoa mới từ vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
- Thông báo thời gian xét tuyển viên chức Viện SHNĐ năm 2019
- Phát hiện hai loài tỏi rừng mới cho khoa học ở Quảng Ngãi
- Kí kết hợp tác về nghiên cứu Đa dạng sinh học biển
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH – THẠC SĨ – Đợt 1 năm 2023