
Phân bố mới loài gừng đặc hữu Viêt Nam Geostachys annamensis được ghi nhận thêm tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Hòn Bà (Khánh Hòa)
Hiện nay, trên thế giới chỉ có khoảng 10 mẫu vật của G. annamensis đang được lưu giữ ở Hà Nội, Anh Quốc và Paris, mặc dù chỉ có hai trong số đó đã được xác định chính xác. Tất cả các bộ sưu tập này đều có nguồn gốc từ tỉnh Lâm Đồng, với lần khảo sát cuối cùng được thực hiện vào năm 1980 trong chương trình Tây Nguyên.
Năm 2010, trong chuyến đi thực địa phối hợp giữa Viện sinh học nhiệt đới,Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam và Vườn thực vật Praha, CH Séc, các nhà nghiên cứu đã phát hiện duy nhất một cây Geostachysđã đậu quả trong khu bảo tồn Hòn Bà, nhưng không thể xác nhận tên loàichính do còn thiếu hoa. Cuối tháng 4 năm 2013 vừa qua, các nhà khoa học của Viện sinh học nhiệt đới đã phát hiện được một cây Geostachysnằm ở vị trí khác trong khu bảo tồn đang ra hoa. Mẫu vật đã được sưu tập và lưu trữ tại bộ tiêu bản VNM của Viện sinh học nhiệt đới.
Các phát hiện gần đây đã ghi nhận thêm sự phân bố của loài Geostachysở độ cao trên 1000 m cũng như mở rộng sự phân bố của G. annamensisđến tỉnh Khánh Hòa. Chúng tôi dự đoán rằng trong tương lai, loài gừng thú vị này có thể sẽ được tìm thấy ở tỉnh Ninh Thuận.
![]()
|
![]()
|
Bài: Trương Quang Tâm; Ảnh: Trương Bá Vương
Các bài viết liên quan:
- Quy trình nhân giống in vitro cây chuối Trà bột
- Hội thảo đầu bờ Dự án quản lý Rong – luân chuyển nước tại Trà Vinh
- Danh sách công trình công bố năm 2020
- Phát hiện thêm 1 loài thực vật mới thuộc họ Cà phê (Rubiaceae) từ Hòn Bà, phía nam Việt Nam
- Hội thảo khai trương Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Biển
- Phát hiện 2 loài thực vật mới thuộc họ Cà phê (Rubiaceae) ở Khu BTTN Kon Chư Răng, Gia Lai
- Hội thảo gợi ý viết bào báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học Quốc tế
- Lớp học về Nuôi cấy mô với GS. Jeffrey William Adelberg