Một số Kết quả Khoa học & Công nghệ nổi bật năm 2020
MỘT SỐ KẾT QUẢ KHCN NỔI BẬT NĂM 2020
1. Phát hiện 15 loài thực vật mới cho khoa học (trong đó có 8 loài lan) và 7 loài ghi nhận mới cho hệ thực vật Việt Nam (trong đó có 5 loài lan)
Tên loài |
Xuất xứ |
Ghi chú |
1. Lasianthus tamdaoensis V.S.Dang – Xú hương tam đảo
|
Kết quả này được tài trợ một phần kinh phí từ Dự án thành phần Mã số BSTMV.20/16-21 thuộc Dự án Xây dựng bộ sưu tập mẫu vật quốc gia về Thiên nhiên Việt Nam. |
Loài mới này được đăng trên TC Annales Botanici Fennici, số 57: 49–54, 2020 |
2. Lasianthus thuyanae V.S.Dang & Naiki – Xú hương thúy an
|
Kết quả của chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Viện Sinh học nhiệt đới – VAST và Trung tâm nghiên cứu sinh quyển nhiệt đới thuộc Đại học Ryukyus, Nhật Bản |
Loài mới này TC Annales Botanici Fennici, số 57: 49–54, 2020 |
3. Helicteres daknongensis V.S.Dang & D.T.Bui – Tổ kén đắk nông
|
Đây là kết quả của đề tài có mã số UDNGDP.02/19-20 được tài trợ bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và UBND tỉnh Đắk Nông. |
Loài mới này được công bố trên |
4. Psydrax gialaiensis B.H.Quang, T.B.Tran & V.S.Dang – Căng gia lai
|
Đây là kết quả của Dự án quốc gia có mã số ĐTĐLCN.58/19 thuộc chương trình 562. |
Loài mới này được công bố trên TC Phytokeys, 149: 99–107, 2020 |
5. Lasianthus konchurangensis V.S.Dang, T.B.Tran & T.D.Ha – Xú hương kon chư răng
|
Đây là kết quả hợp tác nghiên cứu của Viện SHNĐ, Viện ST & TNSV – VAST với các đối tác Nhật Bản. |
Loài mới này được công bố trên TC Phytotaxa, 451(2): 161–168, 2020 |
6. Helicteres binhthuanensis V.S.Dang – An xoa bình thuận
|
Loài mới này được công bố trên TC Phytokeys, 166: 87–95, 2020 |
|
7. Vaccinium chlaenophyllum Vuong, V.H.Bui & V.S.Dang – Sơn trâm lá cuộn
|
Loài mới này được công bố trên TC Annales Botanici Fennici, 58: 15–18, 2020 |
|
8. Cylindrolobus chienii Vuong, Aver. et al. – Nỉ Lan Chiến
|
Đề tài tự do |
Loài mới này được công bố trên TC Tainia 65 (3): 272-276, 2020 |
9. Bulbophyllum trongquyetii Vuong, Aver., R.Amsler, V.S.Dang
|
Đề tài nghiên cứu sinh |
Loài mới này được công bố trên TC Phyotaxa, 464 (4): 293-298, 2020 |
10. Bulbophyllum sridithii Vuong, Aver., H.Tran, V.S.Dang
|
Đề tài nghiên cứu sinh |
Loài mới này được công bố trên TC Taiwania 65 (4): 473-477, 2020 |
11. Sunipia quangdangii Vuong, V.C.Nguyen & Aver.
|
Tự nghiên cứu |
Loài mới này được công bố trên TC Phytotaxa, 452 (1): 92-98, 2020 |
12. Vanilla tiendatii Vuong, V.H. Bui, V.S. Dang & Aver.
|
Tự nghiên cứu |
Loài mới này được công bố trên TC Taiania, 65 (4): 438-442, 2020 |
13. Octarrhena emarginata Aver., Vuong & V.C. Nguyen
|
Tự nghiên cứu |
Loài mới này được công bố trên TC Phytotaxa 459 (4): 265-275, 2020 |
14. Apetalanthe gracilis Aver. & Vuong (Chi mới và loài mới)
|
Tự nghiên cứu |
Loài mới này được công bố trên TC Taiwania, 65 (4): 478-492, 2020 |
15. Vaccinium chlaenophyllum Vuong, V.H.Bui & V.S.Dang
|
Tự nghiên cứu |
Loài mới này được công bố trên TC Annales Botanici Fennici, 56: 15-18, 2020. |
16. Lecanorchis moritae Suetsugu & T.C. Hs
|
Tự nghiên cứu |
Loài mới này được công bố trên TC Taiwania 65 (1): 86‒94, 2020 |
17, 18. Corybas himalaicus (King & Pantl.) Schltr. Và Corybas geminigibbus J.J.
|
Tự nghiên cứu |
Loài mới này được công bố trên TC Lankesteriaq 20 (1): 49–55, 2020 |
19, 20. Bulbophyllum leysianum Burb. và Bulbophyllum ovalifolium (Blume) Lindl.
|
Tự nghiên cứu |
Loài mới này được công bố trên TC Lankesteriaq 20 (1): 31–36, 2020 |
2. Phát hiện các chất mới Lindermyrrhin, Myrrhalindenane A và Myrrhalindenane B từ loài ô dược Lindera myrrha
Xuất xứ: Đây là kết quả của đề tài nghiên cứu Nafosted “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính ức chế quá trình tổng hợp hắc tố của loài ô dược (Lindera myrrha)”. Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Hoàng Dũng. Thời gian thực hiện đề tài: 2017-2019
Giới thiệu tóm tắt về sản phẩm: Cây Lindera myrrha có tên gọi là ô dược, bàng tỵ, bang kỳ, thổ mộc hương, thuộc họ Long não (Lauraceace). Cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta, nhiều nhất tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Hà Sơn Bình. Theo tài liệu cổ, cây có vị cay, tính ôn, không độc, có tác dụng chuyển hóa, vị trường. Trong y học dân gian, cây thường được sử dụng làm thuốc giúp trị các bệnh đường tiêu hóa, có tác dụng cầm máu. Hiện tại, chưa có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của loài này. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy cao chiết methanol của ô dược có khả năng ức chế hắc tố và không gây độc cho tế bào. Quá trình phân tích thành phần hóa học của ô dược phát hiện được hơn 20 đơn chất. Trong đó, Lindermyrrhin, Myrrhalindenane A và Myrrhalindenane B lần đầu tiên được phát hiện và phân lập trên thế giới. Kết quả đã được công bố trên tạp chí Natural product research (ISI, Q2) và Molecules (ISI, Q1).
Hình: Cấu tạo hóa học của Lindermyrrhin, Myrrhalindenane A và Myrrhalindenane B
Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu tạo cho thấy ô dược có tiềm năng sử dụng như chất làm trắng da ứng dụng trong mỹ phẩm.
Ý nghĩa về mặt khoa học: Kết quả góp phần tạo thêm cơ sở khoa học vể thành phần dược chất có trong cây ô dược đề từ đó có cơ sở khoa học cho việc sử dụng hiệu quả loài này.
3. Công bố cơ chế ức chế sự tăng sinh tế bào động vật khi cảm ứng vi trọng lực mô phỏng
Xuất xứ: Đây là kết quả của đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu đánh giá sự thay đổi trong cấu trúc bộ khung tế bào cơ thể sống trong điều kiện mô phỏng trạng thái vi trọng lực (simulated microgravity)”, mã số: VT-CB.15/18-20
Ý nghĩa khoa và và thực tiễn: Tế bào trong các nghiên cứu này giảm sự tăng sinh khi được cảm ứng vi trọng lực mô phỏng. Quá trình giảm tăng sinh này đến từ việc gia tăng số lượng tế bào đi vào pha nghỉ trong chu trình tế bào (pha G0/G1) và giảm tỉ lệ tế bào trong pha phân chia (G2/M). Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong chu kì tế bào này là do sự giảm biểu hiện của các protein liên qua đến kiểm soát chu kì tế bào như Cyclin A1 và A2, Cyclin D, CDK4, và CDK6. Ngoài ra, sự biểu hiện của các gene tổng hợp cấu trúc khung xương (beta Actin và alpha Tubulin 3) đều giảm biểu hiện mức phiên mã và dịch mã. Sự thay đổi biểu hiện này là nguyên nhân dẫn đến sự tái cấu trúc bộ khung xương tế bào bao gồm hệ thống vi ống và hệ thống vi sợi. Những kết quả này cho thấy sự ức chế tăng sinh của các tế bào tiếp xúc với vi trọng lực mô phỏng liên quan đến sự suy giảm của các protein điều hòa chu kỳ tế bào và các protein cấu trúc khung xương tế bào.
Kết quả được công bố trên tạp chí Physiological research, 69: 897-906, 2020.
4. Chọn lọc được loài an xoa có hàm lượng hoạt chất và hoạt tính cao phân bố tại Đắk Nông.
– Xuất xứ: Là kết quả của đề tài “Nghiên cứu chuẩn hóa nguồn dược liệu và tạo sản phẩm thực phẩm bảo vệ gan từ cao chiết cây An xoa (Tổ kén-Helicteres sp.) tại tỉnh Đắk Nông”
Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Góp phần chứng minh giá trị dược liệu của nguồn dược liệu An xoa.
Ý nghĩa về mặt khoa học: Trên cơ sở kết quả đánh giá hoạt tính của nguồn dược liệu để tạo sản phẩm thương mại nên sản phẩm tạo ra được đánh giá an toàn và hiệu quả.
Ý nghĩa đối với kinh tế – xã hội: Tạo cơ sở cho việc phát triển và chuyển đồi cơ cấu cây trồng mới có giá trị kinh tế cao.
Triển vọng nhân rộng các kết quả/sản phẩm trong tương lai: kết quả làm nền tảng cho việc triển khai tạo các sản phẩm (trà, thực phẩm bảo vệ sức khỏe,…) để thương mại.
Các bài viết liên quan:
- Một số Kết quả Khoa học & Công nghệ nổi bật năm 2020
- Phát hiện 3 loài thực vật mới ở vùng Tây Nguyên
- Bulbophyllum thydoii một loài mới cho Khoa học ở KBTTN Hòn Bà
- Phát hiện 1 loài An xoa mới từ vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
- Các bài báo tham gia Hội nghị khoa học Công nghệ Sinh học toàn quốc 2013 của phòng CNTBTV
- Phát hiện 2 loài thực vật mới từ Bidoup-Núi Bà và Hòn Bà