Hướng Sinh thái, Tài nguyên và Môi trường
– Các đề tài nghiên cứu của Viện đã triển khai đánh giá tác động môi trường đối với khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, xây dựng bản đồ ô nhiễm sinh học thủy vực thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu về tảo độc vùng nuôi nghêu xuất khẩu Cần giờ và đưa ra khuyến cáo phục vụ nuôi trồng nghêu xuất khẩu, nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững.
– Đã lập được bản đồ hiện trạng thảm thực vật, phân bố các loài động thực vật quý hiếm, bản đồ các hệ sinh thái phục vụ quy hoạch và phát triển vườn quốc gia Núi Chúa, Ninh Thuận, đề xuất các biện pháp bảo tồn và đa dạng sinh học Núi Chúa.
– Điều tra đánh giá hiện trạng tính đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Lò Gò, Xa Mát, Tây Ninh, hoàn thành bản đồ thảm thực vật, danh mục động thực vật quý hiếm và mẫu tiêu bản.
– Đánh giá tác động môi trường và kinh tế xã hội của dự án hồ chứa nước Tả Trạch, Thừa Thiên – Huế, đã xác định được các loại hình tác động và các thành phần liên quan đến xây đập đồng thời xây dựng chương trình tái định cư.
– Khôi phục và bảo tồn ốc núi và thằn lằn núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh, theo dõi quá trình sinh trưởng và sinh sản 2 loài nói trên.
– Chủ trì thực hiện dự án nghiên cứu và bảo tồn tính đa dạng sinh học lòng hồ Sông Hinh tỉnh Phú Yên, đánh giá ban đầu mức độ đe doạ của các loại động vật quý hiếm, đặc biệt đã phát hiện loài cá sấu nước ngọt còn tồn tại trong tự nhiên.
– Nghiên cứu đa dạng sinh học núi đá vôi, huyện Hòn Chông, tỉnh Kiên Giang, xây dựng danh mục các loài quý hiếm, đặc biệt phát hiện hai bầy Voọc xám và khỉ đuôi dài đang tồn tại trên núi đá vôi.
– Viện cũng tham gia xây dựng Atlas về cá nước ngọt Việt Nam, tham gia đề án tu chỉnh sách đỏ Việt Nam, biên soạn động vật chí…. Ngoài ra Viện còn chủ trì nhiều đề tài đánh giá chất lượng môi trường nước rừng U Minh Thượng sau cháy rừng, tác động của công trình đê biển Bạc Liêu, điều tra và thiết kế phục hồi thảm thực vật trên tuyến đường Nam Côn Sơn – Bà Rịa Vũng Tàu.