Cập nhật lúc: 9/11/22 8:38 PM

HỘI THẢO KHOA HỌC – Phát huy hiệu quả tiềm năng kinh tế biển góp phần phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

Được sự đồng ý và ủng hộ của Lãnh đạo – Chi ủy Viện Sinh học Nhiệt đới. Nhằm hướng tới Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ V năm 2022 do TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Mạng lưới trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu phối hợp tổ chức, sáng ngày 04/11/2022, Viện Sinh học nhiệt đới – Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam tổ chức thành công Hội thảo “Phát huy hiệu quả tiềm năng kinh tế biển góp phần phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”.

Hội thảo do Viện Sinh học nhiệt đới – Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam (Chủ trì) phối hợp cùng CLB Trí thức trẻ Bến Tre, Viện Nghiên cứu Kinh tế Xây dựng và Đô thị, Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển, Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Nam sông Hậu tổ chức nhằm tìm ra các giải pháp khai thác, phát triển kinh tế biển, mở ra không gian phát triển mới cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thực sự hướng ra biển và giàu lên từ biển.

E:\Documentary\Dien dan TTT VN TC\Hoi thao ITB\Bao cao\Hình anh\z3855180189591_98cfb10b6d1dd975810ae417b8f473aa.jpg

Đại biểu và trí thức trẻ đang hoạt động trong lĩnh vực học thuật, nghiên cứu khoa học có quan tâm đến chủ đề tham dự Hội thảo

Tham dự chương trình, về phía khách mời có sự hiện diện của ông PGS. TS. Nguyễn Ngọc Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Kinh tế Phát triển; ThS. Phạm Tiến Dũng, Trưởng ban nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển; ThS. Nguyễn Võ Nhất Duy, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Trí thức Trẻ tỉnh Bến Tre, Đại diện Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu; ThS. Huỳnh Thị Hạnh Linh, Phóng viên Báo Đồng Khởi, thành viên CLB Trí thức trẻ Bến Tre; ThS. Lê Quang Nam, Phó Viện trưởng, Giám đốc chi nhánh Miền Nam, Viện Nghiên cứu Kinh tế Xây dựng và Đô thị. Về phía Viện Sinh học nhiệt đới có sự tham dự và chủ trì của TS. Nguyễn Văn Tú, Phó Viện trưởng Viện Sinh học nhiệt đới; PGS. TS. Ngô Xuân Quảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Sinh học nhiệt đới; PGS. TS. Phạm Thanh Lưu, Nghiên cứu viên chính Viện Sinh học nhiệt đới; đặc biệt là sự tham gia của các trí thức trẻ là các học viên cao học, nghiên cứu sinh, các bạn trí thức đang hoạt động trong lĩnh vực học thuật, nghiên cứu khoa học có quan tâm đến chủ để.

E:\Documentary\Dien dan TTT VN TC\Hoi thao ITB\Bao cao\Hình anh\aaa.jpg

TS. Nguyễn Văn Tú, Phó Viện trưởng Viện Sinh học nhiệt đới phát biểu khai mạc Hội thảo

Tại hội thảo, đại biểu và nhà khoa học tham gia đã được nghe phần trình bày đến từ các diễn giả là các chuyên gia trong lĩnh vực Sinh thái học, kinh tế, quy hoạch. PGS. TS. Phạm Thanh Lưu trình bày tham luận “Đa dạng sinh học nguồn tài nguyên sinh vật biển vùng ĐBSCL”, qua đó cho thấy ĐBSCL là vùng có đa dạng các hệ sinh thái. Các hệ sinh thái có tính chất rất khác nhau, bao hàm trong đó nhiều loài sinh vật đặc hữu và có giá trị kinh tế cao đại diện cho từng hệ sinh thái. Sư phong phú và đa dạng nguồn tài nguyên sinh vật, nhất là sinh vật biển chính là cơ sở để phát triển kinh tế biển của ĐBSCL. Bên cạnh nguồn tài nguyên sinh vật phong phú, ĐBSCL rất có tiềm năng trong khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, phục vụ phát triển bền vững. Thông tin trên được nêu ra trong tham luận “Tiềm năng phát triển điện gió tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long” của ThS. NCS. Phạm Tiến Dũng. Hội thảo có tham luận “Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái biển ở vùng ĐBSCL: Trường hợp điển hình tỉnh Bến Tre” của ThS. Huỳnh Thị Hạnh Linh cho thấy ĐBSCL không chỉ có tài nguyên thiên nhiên mà ĐBSCL còn có nguồn tài nguyên bản địa về văn hóa, con người vô cùng phong phú và đa dạng. Những giá trị văn hóa đi cùng với những cảnh vật thiên nhiên đặc thù vùng sông nước miền Tây Nam Bộ, làm cho ĐBSCL có tiềm năng rất lớn về du lịch, nhất là du lịch sinh thái. Các tham luận trên cho thấy vùng ven biển ĐBSCL có tiềm năng rất lớn về tài nguyên sinh vật, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa – du lịch sinh thái. Như vậy, chúng ta cần có giải pháp quy hoạch hợp lý để đảm bảo phát triển hài hòa giữa con người và tự nhiên. Các giải pháp quy hoạch được cụ thể trong tham luận “Kinh tế khu vực đô thị ảnh hưởng đến quá trình đô thị hoá nói chung và ĐBSCL nói riêng” của ThS. Lê Quang Nam. Ở phiên thảo luận, Hội thảo chọn tỉnh Bến Tre, là một địa phương ven biền ĐBSCL làm trường hợp nghiên cứu cụ thể. ThS. Nguyễn Võ Nhất Duy phân tích những tiềm năng kinh tế biển, đồng thời chỉ ra những thách thức mà Bến Tre đang đối mặt. Các đại biểu đã thảo luận và chỉ ra rằng Bến Tre nói riêng và các tỉnh ven biển ĐBSCL nên tập trung vào năng lượng tái tạo, độ thị ven biển, và du lịch sinh thái. Đồng thời, Hội thảo còn kiến nghị một số giải pháp giúp địa phương khai thác tiềm năng kinh tế biển, phục vụ phát triển bền vững.

E:\Documentary\Dien dan TTT VN TC\Hoi thao ITB\Bao cao\Hình anh\z3855180163986_3fef4810230010ffc8227ac97ab67c40.jpg

ThS. Nguyễn Võ Nhất Duy trình bày tại Hội thảo

Ngoài ra, Hội thảo còn tạo cầu nối giao lưu, hợp tác, nhất là các Đoàn viên, thanh niên, trí thức trẻ giữa các đơn vị.

E:\Documentary\Dien dan TTT VN TC\Hoi thao ITB\Bao cao\Hình anh\z3855180142238_e6b1582c08c09e805df185ca2ad1a0c5.jpg

ThS. Nguyễn Võ Nhất Duy đại diện CLB Trí thức trẻ Bến Tre tặng tặng quà lưu niệm cho Viện Sinh học nhiệt đới

E:\Documentary\Dien dan TTT VN TC\Hoi thao ITB\Bao cao\Hình anh\z3855180136924_9c34f3e131bc51c08faadfec44186beb.jpg

TS. Nguyễn Văn Tú đại diện Viện Sinh học nhiệt đới tặng hoa các diễn giả