Cập nhật lúc: 13/10/16 8:48 AM

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Sinh học Nhiệt đới được thành lập theo Quyết định số 22/QĐ-TTKHTN&CNQG ngày 19 tháng 06 năm 1993 của Giám đốc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Các hoạt động thường xuyên của đơn vị

Chủ trì thực hiện đề tài các cấp như: Đề tài cấp Nhà nước, Đề tài nghị định thư, đề tài cấp Viện HLKHCN Việt Nam và đề tài ở các Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thực hiện các hợp đồng với các Sở KHCN các tỉnh tại khu vực phía Nam. Ngoài nghiên cứu cơ bản, các hoạt động triển khai công nghệ và ứng dụng kết quả khoa học vào thực tiễn cũng luôn được chú trọng và đã gặt hái được nhiều thành công trong thời gian gần đây.

Hiện nay, Viện có khoảng trên 20 sản phẩm các loại đang được bán trên thị trường, trong đó khoảng 10 sản phẩm (các loại phân bón lá và thuốc kích thích ra hoa, đậu trái) đã được đưa vào danh mục cho phép chính thức lưu hành của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Năm 2011, tổng doanh thu từ các hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ là 3,330 tỷ đồng.

Các hoạt động trên theo 4 hướng nghiên cứu chính, thường xuyên của Viện:

* Công nghệ tế bào và công nghệ gen thực vật.

* Công nghệ Sinh học động vật.

* Công nghệ biến đổi sinh học, các chất có hoạt tính sinh học, Công nghệ môi trường và vi sinh.

* Hướng sinh thái và tài nguyên sinh vật.

Hoạt động hợp tác quốc tế:

Viện Sinh học nhiệt đới có ký kết hợp tác với: Viện hàn lâm khoa học Nga; Viện nghiên cứu động vật St. Petersburg; Viện hàn lâm khoa học Ucraina; Vườn thực vật Kiev, Ucraina; PhamBiotech, Kiev, Ucraina; Vườn thực vật Praha; Graduate School of Horticulture, ĐH Chiba, Chiba, Nhật Bản; ĐH Tottori, Tottori, Nhật bản; Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Việt Nam (IUCN); WWF; Algen Sustainable, Mỹ; Kunming Institute of Zoology (Chinese Academy of Science), Đại học Tsukuba, Nhật bản; Đại học Chiba, Nhật Bản; Đại học Tokyo, Nhật Bản; ĐH Tottori, Nhật Bản; Algen Sustainable, Washington State, Mỹ; Quỹ McKnight, Mỹ; Viện Nghiên cứu khoa học Quốc gia Canada; Trung tâm Nước, Đất và Môi trường, Québec, Canada; Vườn Quốc gia Hoàng gia Ontario, Canada; Kunming Institute of Zoology (Chinese Academy of Science).

Những thành tựu nổi bật

  • Công nghệ cấy mô tế bào thực vật. Nhân nhanh giống cây trồng bằng phương pháp vi nhân giống trong phòng thí nghiệm.
  • Sinh học sinh sản động vật (cấy truyền phôi bò, thụ tinh nhân tạo bò, điều khiển sinh sản bằng hóc môn…).
  • Điều tra, bảo tồn đa dang sinh học; đánh giá tác động môi trường thông qua các chỉ thị sinh học và ứng dụng các công nghệ sinh học mới vào xử lý chất thải môi trường
  • Mở các lớp tập huấn bảo vệ đa dạng sinh học.
  • Các chế phẩm vi sinh, sinh học phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, trồng trọt và xử lý môi trường (BIO-I, BIO-II, BIO-F, BT…).